Tranh luận quanh những tác phẩm văn học Cách mạng
Ngautuan
Tôi định lấy tên topic là “Dòng Văn học Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng”, nhưng thấy đao to búa lớn quá, cũng chẳng biết thêm 3 chữ “Dòng Văn học” vào có đúng hay ko, sợ lại làm trò cười cho các bác thì ngượng chết
Vâng, có lẽ theo một số người tôi ko được bình thường lắm , cũng chẳng sao, mỗi người có sở thích riêng mà. Bản thân tôi thì tôi ko ngại ngùng gì mà nói rằng tôi rất thích những tác phẩm nói về Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng. Vì sao ư, đơn giản thôi, tôi là dân không chuyên, đọc sách đơn thuần là một cách để tự cân bằng, giải trí. Kể ra thì cũng ko hoàn toàn chỉ như vậy, nhưng đó là một nguyên nhân chính. Ko rõ các bác như thế nào, nhưng với tôi, mỗi khi đọc xong một quyển sách, dư âm của quyển sách ấy thường theo tôi ít thì 2 – 3 ngày, nhiều thì 1 – 2 tuần, bởi thế nên tôi ko thích đọc những tác phẩm thuộc loại hiện thực phê phán ... cảm giác nặng nề và ngột ngạt, đen tối.
Những tác phẩm nói về Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng thường là rất tươi sáng, tràn đầy niềm tin và nghị lực. Vâng, ko phủ nhận rằng thông thường những nhân vật chính trong các tác phẩm này là những con người tuyệt vời, khó có thể tìm thấy những người như họ trong thực tế. Và tôi cũng ko có ý kiến gì nếu có ai đó nói rằng “những truyện này hô khẩu hiệu quá”. Tất cả những điều ấy, theo tôi, là có thực,. Nhưng có hề gì, bởi vì mục đích của tôi khi tìm đến những tác phẩm này ko phải là nghiền ngẫm những triết lý sâu xa, ko phải là nghiên cứu những văn phong, bút pháp, cũng chẳng phải để tìm hiểu về cuộc đời hay về thực tế chiến tranh như thế nào. Tôi đọc, đầu tiên là để giải trí, để tự cân bằng, đọc những tác phẩm này để nhìn sự vật, nhìn cuộc đời với cái nhìn tươi sáng hơn...
Những “Hòn đất”, “Người mẹ cầm súng”, “Nắng đồng bằng”, “Mẫn và tôi”; những “Hồ Văn Mên”, “Út Teng”, “Út Tám”; những “Chiến công người anh hùng quyết tử”, “Những tiến nổ rung chuyển SG”... đó là những người bạn của tôi từ thời thơ ấu, những con người tuyệt vời, những tình cảm trong sáng, những chiến công oai hùng ... Mỗi khi tôi thất vọng, mỗi khi tôi cảm thấy mình thiếu niềm tin, thiếu nghị lực, tôi thường “trò chuyện” với họ. Và khi gấp sách lại, lại thấy cuôc đời mới tươi sáng, mới đẹp đẽ làm sao.
Cannibal
Hì, em cũng chẳng phải dân chuyên, cũng đọc sách theo cảm hứng, mình quan tâm đến điều gì thì đọc sách viết về điều đó. Em cũng rất thích những chuyện ấy Tuấn kể .
Em bắt đầu đến với tiểu thuyết từ cuốn "Tuổi thơ dữ dội" của Phùng Quán, chắc vì vậy mà đây là cuốn tiểu thuyết có ấn tượng nhất đối với em, sau đó là "Hòn Đất", "Người mẹ cầm súng"... Văn học Việt Nam viết về đề tài chiến tranh có rất nhiều truyện hay, và vô cùng xúc động, em thấy cần phải đọc để hiểu thêm về con người Việt Nam trong chiến tranh, để ý thức được những đau đớn, những hi sinh vì tương lai và lý tưởng của những con người cao đẹp ấy. Đồng thời cũng để ý thức lại chính bản thân mình, những gì mình đã làm, đang làm và sẽ làm...Em xin nói thêm một chút về truyện "Vượt Côn Đảo". Em nói ra ở đây có thể các bác chưa tin, nhưng những người trong gia đình mẹ em, nhà ai cũng giữ một cuốn truyện này. Nhà em cũng có. Rất khác với những cuốn tiểu thuyết mới và đẹp mà em đặt trên giá, cuốn "Vượt Côn Đảo" mà mẹ em giữ cùng với những vật liên quan tới gia đình khác lại rất cũ, em không rõ là cuốn truyện này được xuất bản từ bao giờ (theo đúng giá thị trường lúc đó thì có giá là 1100 ), giấy cũng đã vàng hết cả đi rồi...
Lần đầu tiên em bắt gặp cuốn truyện này trong nhà là khi mẹ em lấy đồ đạc ra để xếp gọn lại. Lúc đó em đã đọc "Tuổi thơ dữ dội" rồi, nên nhìn thấy tên tác giả thì rất ngạc nhiên và hỏi mẹ ngay, hỏi tại sao mẹ lại giữ kín quyển truyện này như vậy. Và từ đó em biết thêm một câu chuyện của gia đình mình...Truyện viết về những người tù chính trị, đã kiên cường, dũng cảm và âm thầm, nhẫn nhịn, chịu đựng chờ ngày vượt Côn Đảo. "Vượt Côn Đảo" là một câu chuyện có thật về những con người thật. Và một trong những con người đáng kính trọng và tự hào đó là em của ông ngoại em. Nếu bác nào đã đọc truyện này thì cũng không thể quên được "kĩ sư mỏ" Bổn rắn rỏi, quyết liệt, người đã lao thẳng xuống vực để đổi lấy sự yên lành cho những anh em còn lại...
Quả thực, việc em bắt đầu đọc "Vượt Côn Đảo" là trước hết là một sự tò mò, bởi vì em muốn biết về người ông của mình, nhưng càng đọc em càng tìm thấy những điều lớn hơn rất nhiều lần. Những trang viết của Phùng Quán thực sự khiến em xúc động, đặt cuốn truyện xuống đã thấy mắt mình xưng húp (!!). Vẫn giọng văn giống "Tuổi thơ dữ dội", Phùng Quán khiến người ta khóc lúc nào không hay, không lên gân cốt, không xiết chặt, nhưng có những đoạn khiến người đọc khóc nấc lên, có đoạn lại cười ra nước mắt. (hị, hay tại tính em nó hay chảy nước mắt nhỉ?)
Cũng giống như "Tuổi thơ dữ dội", đọc xong "Vượt Côn Đảo" có quá nhiều điều khiến em thấy khâm phục và tự hào. Nhưng đồng thời em cũng cảm thấy mình thật chưa xứng đáng,... thấy mình mới chỉ biết sống cho bản thân, chỉ biết sung sướng và tự thoả mãn với những thành công cỏn con mà tự cho rằng như thế là tốt lắm rồi.
Những điều sâu sa, cao lớn em không dám nói đến bởi có nói cũng sẽ chẳng bao giờ là đủ, sự hi sinh của các anh quá lớn lao; chỉ dám nói về những điều rất nhỏ nhặt mà một học sinh như em nhận được. Đọc truyện xong em hiểu thêm được thế nào là niềm tin tưởng, sự cố gắng và hi sinh cao cả đến tột cùng. Lại so sánh với bản thân mình, tuổi em bây giờ ngang với Bằng với Vịnh trong truyện, nhờ những con người như các anh, em được sống trong hoà bình, hạnh phúc. Những điều mình phải làm bây giờ có gì nào? Chỉ là học hành, rồi ăn, rồi chơi... cơm ăn, áo mặc chẳng bao giờ thiếu, vậy mà nhiều khi chẳng biết quý trọng những gì mình đang có...
Truyện có nhắc đến chi tiết những người tù học chữ Quốc ngữ với tất cả niềm vui sướng, lòng nhiệt tình, nào đâu có sách có vở, chỉ đi kiếm những mảnh san hô để viết lên nền xi măng mà phải giấu giếm, bọn coi tù mà biết được thì còn phải đổ cả máu; nhắc đến một anh cán bộ còn 3 tiếng trước khi chết vẫn nhờ anh em nhắc cho bài chính tả để viết bởi một lí do: "Đối với người Cách mạng, một phút cũng rất quý. Tôi còn sống đến 3 tiếng đồng hồ, không học tập, không làm gì phí đi!". Trong khi giờ đây có bao nhiêu người phung phí thời gian và tiền bạc của mình trong những cuộc chơi bất tận...Tất nhiên thời bình phải khác thời chiến nhưng...quả thực là khác quá... bài Quốc ca hùng tráng trong truyện được các anh hát với tất cả lòng tự hào, hát say sưa, tha thiết với tình yêu Đất nước, yêu Tổ quốc ngập tràn... nay đến Quốc ca đầu tuần bọn em cũng "chẳng phải" hát, bật đài rồi mà ạ. Em mà hát theo, đảm bảo có hơn một đứa quay lại trố mắt lên nhìn...
cdtphuc
Chẹp, nhảy vào đây đọc trang cuối chợt thấy cậu Yasunari post bài về "Cuộc phiêu lưu của Mít đặc và các bạn", cứ ngỡ các bác đang "soi" các tác phẩm của tuổi thơ dưới lăng kính Cách mạng ! .
Tớ cũng đồng tình với các bác là trong dòng văn học, nói theo bác ngautuan là “Dòng Văn học Chủ nghĩa anh hùng Cách mạng”, có nhiều tác phẩm hay, đọc rất cảm động. Thực ra, ở các loại hình nghệ thuật sáng tác (văn, thơ, nhạc) trong thời kỳ CM hay nói về thời kỳ này, yếu tố "tuyên truyền", nói đúng hơn là sự thể hiện quan điểm CM của mình, ở các tác giả là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, cách thể hiện thì mỗi người mỗi khác. Đọc (nghe...) các tác phẩm tuyên truyền "thô bạo" quá, đầy những từ ngữ hô khẩu hiệu thì xin lỗi các bác, cứ gọi là chán bỏ mịa! Nhưng bên cạnh đó có những tác giả, sáng tác không chỉ bằng con tim của mình, mà còn bằng tài năng, và nhất là cảm xúc tinh tế của họ, đọc vào, chà, cứ gọi là hay không chịu được! . "Tuổi thơ dữ dội" các bác đã nói nhiều rồi, nhưng bên cạnh đó còn có nhiều tác phẩm rất hay trong dòng văn học này. Tớ còn nhớ cái hồi đọc "Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu năm học lớp 12. Chao ôi, đọc xong mà người cứ lâng lâng một cảm giác bồng bềnh, nói thế nào nhỉ, thật dễ chịu và kỳ lạ. Câu chuyện diễn ra trong bối cảnh chiến tranh đầy máu lửa mà sao lãng mạn phi thường. Một chuyện tình thật đẹp! Kết thúc để ngỏ tạo cho người đọc một sự suy tư, lưu luyến sau khi đọc. Bác Châu quả là tài thật!
Còn nhiều những tác phẩm hay nữa. Người mẹ cầm súng được viết rất lôi cuốn. "Chiếc lược ngà" có nhiều đoạn mà người giàu cảm xúc đọc lên có thể rơi nước mắt được. Tôi còn nhớ hồi xưa có đọc được một truyện (ngắn), tiếc là đã quên tựa đề, của tác giả Triệu Bôn. Truyện kể về cuộc chiến đấu của hai người lính chống lại quân Mỹ trong một hoàn cảnh thân đơn thế cô. Họ phải cố thủ trong một cái hầm, dạy dỗ, chữa trị vết thương cho nhau, ăn uống thì "xài" đồ Mỹ. Ấy thế mà họ vẫn tồn tại được! Không biết tác giả có cường điệu quá lên không, nhưng dù sao tôi vẫn rất thích đọc lại nhiều lần.
Về vấn đề "quan điểm" trong khi đọc truyện thì tớ nghĩ thế này. Cậu Yasunari nói đúng lắm. Văn học không giống như sử học. Đây là nơi mà tác giả có thể thể hiện quan điểm, nhân sinh quan của riêng mình về các vấn đề của cuộc sống, không bị bó buộc nhiều bởi tính khách quan của lịch sử... Nói chung, tớ nghĩ rằng khi đọc truyện, ta nên cởi bỏ những thành kiến, quan điểm riêng (nếu có), mà nên chú tâm thưởng thức đến những cảm xúc mà tác giả muốn chuyển tải, đến những đường nét nghệ thuật tài hoa của họ. Như vậy đọc sẽ "dễ chịu" hơn. Vả lại, tớ nghĩ rằng không có vấn đề gì nhiều khi một người bên này đọc một tác phẩm của "phía bên kia", ví dụ như "Vượt Côn Đảo" chẳng hạn. Họ có thể không ưa thích lý tưởng CM của những người tù, nhưng vẫn phải thừa nhận tinh thần sắt đá đáng khâm phục của họ. Tôi vẫn còn ấn tượng với cái cảnh những người tù, khi khát quá, đã phải lấy áo (hay quần?) ra, thấm nước trên sàn nhà vệ sinh trong tù để vắt lấy vài giọt nước vào cái cổ họng khô không khốc của họ. (Hồi bé đọc thấy "ơn ớn" thế nào ý!)
Tuy nhiên, tớ không đồng ý với ý kiến cho rằng nên tách riêng hai từ "Cách mạng" ra khi đọc những tác phẩm loại này. Vì nếu làm thế ta sẽ không thể hiểu được lý tưởng và lòng nhiệt tình xả thân cho tổ quốc của họ, không thể thông cảm với những suy tư, cảm xúc của họ, và sẽ không thể hiểu được nguyên do, động cơ nào thúc đẩy họ làm nên những hành động, có thể nói là phi thường như vậy. Lòng yêu nước là nguyên nhân sâu xa nhưng chính lý tưởng Cách mạng đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù và hướng họ đến những hành động ấy (không hiểu sao, tớ không thích dùng các từ "quán triệt", "giác ngộ"...! ). Bởi thế, theo tôi, nếu đã "tách" hai chữ CM ra khỏi truyện thì thà ...đừng đọc còn hơn!
Egoist
lầm lẫn tai hại !
Theo tôi biết thì Phùng Quán viết truyện này cũng không nhằm ca ngợi lý tưởng cách mạng mà là tinh thần nhân văn.Khi viết người ta có quyền nêu lên chính kiến của mình, quan điểm của mình (tôi quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh mà) nhưng đọc thế nào là quyền của độc giả. Bởi tiểu thuyết căn bản không có quyền phán xét, bác bỏ hay tôn vinh... đó là bài thơ cũng có khi đau buồn mà cũng có khi cười cợt...
Nói lại truyện " Vượt Côn Đảo" tôi đọc khi còn rất nhỏ, lớp 4, thời đó tôi chả biết gì về các chuyện chính trị hay.... nhưng tôi thấy con người trong đó cao đẹp quá, nhưng không phải xa vời (tôi không thấy họ như những vị thánh). Họ hiện lên trước mắt tôi với tâm hồn rực lửa nhiệt tình, thân xác có rũ rượi tiều tuỵ vì bệnh tật, vì nhưng trận đòn độc địa, càng làm cho tôi thấy họ gần gũi biết bao...Trong cái ngục tăm tối đó họ phải đấu tranh với đủ thứ để tồn tại, từ ý chí đến thân xác như căng lên. Chống chào cờ ,chống đánh đập ,chống giam riêng, chống hành hạ và giản dị hơn đòi khẩu phần có khi chỉ thêm chút muối để đẩy lùi căn bệnh tê cứng từng phần thân xác. Phải sống đã, dù thế nào cũng phải sống, đó là cốt lõi. ta lại hát to lên về tình yêu cuộc sống về cuộc chiến với cái chết, chết là một sự đầu hàng thấp kém và phản con người.
Khi con người đấu tranh với nhau có thể tôi và có thể các bạn nữa sẽ phỉ nhổ, nhưng khi họ đấu tranh dành lấy phần sống phần hạnh phúc riêng mình tôi sẽ phải cúi đầu thán phục.
Có thể có một lý tưởng nào đó dẫn dắt họ nhưng ta quan tâm là gì.... Hãy nhìn những kẻ cướp trên đường, vì sao họ làm thế, nếu đô lượng hơn anh sẽ phải khóc khóc như trẻ con vì cảm mến trước bản thân họ, Khi con lên tiếng khóc vì đói, Mẹ rên rỉ vì bệnh tật thì một con người chân chính có thể thiêu trụi cả thế giới dù chỉ kiếm được một nắm xôi. và dù xã hội có bắt và phán xử anh ta, anh ta vẫn xứng là một con người thâm chí là anh hùng. NhưngHọ đâu phải những anh hùng, họ là những con người đang đấu tranh vì cái quyền nhỏ nhoi là được sống.
Thế mà họ trở thành những anh hùng ! Marx cho rằng đấu tranh dành quyền sống là sự thiêng liêng. Chúng ta chiến đấu để dành quyền sống chứ không phải để trở thành những anh hùng, tạo hoá khước từ cái quyền đó (TCS) Và tôi! tôi không mong mỏi họ trở thành anh hùng. Lại nhớ Macxim Gorky! Ôi ông đã than thở chỉ một điều taị sao trong khó khăn người ta không yêu mến nhau hơn
0 Comments:
Post a Comment
<< Home