Tinyhuong- You may say I’m a dreamer !
Tinyhuong:
You may say I’m a dreamer !
Một ngày nào đó nếu chị không suy ngẫm về cuộc sống, có lẽ đối với chị, ngày đó sẽ là một ngày buồn.
Dường như không ai là không biết đến Tiny, không ai là không khâm phục Tiny. Nói gì về Tiny xem ra đều là thừa cả. Ngay cả việc lựa chọn bài của Tiny đưa vào tuyển đã là sự khó khăn. Xin cứ tạm lấy một bài tuỳ bút của Tiny.
(Tequila)
Thợ may và người gieo hạt...
Sáng thứ Ba, trong giờ Mass Comm, Giáo sư của tôi chiếu một phim tài liệu có nhan đề Cool Hunting. Phim này kể về việc giới media đi săn tìm những gì mà giới trẻ, nhất là tầm tuổi trung học và chớm Đại học, cho là cool rồi lăng xê nó lên các phương tiện thông tin để thu hút chính những em nhỏ này. Lấy một ví dụ rất nhỏ và thô thiển là việc săm các hình trên cơ thể chẳng hạn. Giới báo chí, truyền thông sẽ lăng xê hình ảnh các siêu sao tí hon, các người mẫu có săm hình hoặc đơn giản là cảnh những học sinh trung học có những hình săm toàn thân thật đẹp. Mục đích của họ là làm cho những khán giả nhỏ tuổi sau khi xem sẽ nói “it’s cool. Let’s do it”. Bằng cách đó bọn trẻ bắt chước, rồi tự phá vỡ các hình ảnh cool cũ để tạo ra hình ảnh cool hơn; giới media lại lăng xê những trào lưu mới này, rồi bọn trẻ lại bắt chước...vv...cái vòng luẩn quẩn cứ như thế...
Mở rộng ra, cả bạo lực, nổi loạn, dục vọng, các tham vọng, các quy tắc xã hội, các luật lệ, các chuẩn đánh giá con người, cả các định kiến và stereotype cũng đi kèm trong cái vòng luẩn quẩn đó. Và cả tình yêu thương, đức hạnh, sự dũng cảm, lòng tốt, tình yêu cuộc sống...cũng ở trong cái vòng đó luôn. Nói một cách ngắn gọn, nó là việc bán hình ảnh tương lai của bọn trẻ cho chính chúng. Nó cũng giống như là may áo sẵn cho bọn trẻ, bảo rằng “đẹp lắm, mặc đi” và đại đa số bọn trẻ sẽ chui đầu vào không ngần ngại. Cứ tầng tầng lớp lớp áo như thế - cái vòng quay xã hội hoá khiến một đứa trẻ thành một người lớn đã bắt đầu vô thức như thế. Đến một lúc nào đó, có quá nhiều áo mặc, đứa trẻ sẽ chật cứng và chẳng còn cử động nổi nữa...Nhưng đứng về một góc độ nào đó, cái quá trình xã hội hoá con ngừời này cũng giống như là gieo hạt...
Có bao giờ bạn nhìn vào một người nào đó và tưởng tượng xem khi còn nhỏ, rồi còn trẻ, người đó như thế nào? Có bao giờ bạn tự hỏi trước khi bị xã hội hoá đi, người đó vốn như thế nào? Có những người làm cho ta có cảm giác rằng họ sinh ra đã luôn luôn 40 hoặc 50 như thế rồi...không thể tưởng tượng được họ cũng đã có lúc nhỏ và trẻ.
Cool hunting và những khuôn mặt người có liên quan gì với nhau không? Tôi cho là có.
Nếu như chúng ta nghĩ về mỗi con người như là một công cụ, một mắt xích để phát tán thông tin, quan điểm, tình cảm trong cái mạng lưới giao tiếp khổng lồ của xã hội thì mỗi một người trong chúng ta rất có thể chọn một trong hai hoặc cả hai vai trò: thợ may và người gieo hạt.
Tôi có học một lý thuyết (lại lý thuyết!) là lý thuyết two-step flow. Một cách vắn tắt lý thuyết này nói rằng giao tiếp của con người đi qua hai bước. Bước thứ nhất là từ những người phát minh ra ý tưởng xuống đến những người được gọi là opinion leader, tức là những người có khả năng gây ảnh hưởng khi phát biếu ý kiến về một chuyện gì đó. Bước thứ hai là từ những opinion leader này xuống tới đông đảo quần chúng. Opinion leader có thể là các chuyên gia, có thể là bất cứ ai. Khi tôi hỏi một ai đó thông thạo máy tính về việc chọn mua một máy tính mới, người đó là opinion leader của tôi. Khi người ta hỏi tôi về du học ở Mỹ chẳng hạn, tôi sẽ là opinion leader của người đó. Như thế, đứng về lý thuyết, mỗi một người trong chúng ta, dù là khiếm khuyết ở mức độ nào, đều có tiềm tàng cái khả năng làm opinion leader về một mặt nào đó. Mỗi người chúng ta đều tiềm tàng và bắt buộc phải là thợ may hay người gieo hạt hay cả hai như trên. Vậy thì vấn đề còn lại chỉ là: bạn muốn làm thợ may và người gieo hạt như thế nào đây? Bạn muốn một vụ mùa tốt hay một vụ mùa xấu?
Bạn muốn nhìn một ngưòi và biết người ta đã có một tuổi thơ hay bạn muốn hoang mang không biết trước khi làm người lớn, người đó đã như thế nào?
Khi gặp một lòng tốt, mới thấy ấm áp làm sao...Khi phát tán lòng tốt, cuộc sống mới tốt đẹp làm sao...
Có thể chưa phải hôm nay hay ngày mai nhưng mà ít nhất there is hope for tomorow...
1 Comments:
Your idea is meaningful. Thank you {^_^}
Post a Comment
<< Home